Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm

Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm - Lượng dinh dưỡng “khổng lồ” cùng vị ngọt ngọt, mềm mịn dễ ăn của khoai lang đã giúp loại thực phẩm này dễ dàng “đánh bại” tất cả các lựa chọn khác để trở thành một trong những món ăn hàng đầu cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm.


Khoai lang rất giàu vitamin A, E canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trôi… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.


Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi thì khoai lang là thực phẩm đứng đầu với 582 điểm. Đứng thứ 2 là cà rốt với 434 điểm.


 Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm1


Khoai lang lành tính rất hợp cho bé tập làm quen với ăn dặm


Lựa chọn và bảo quản khoai lang như thế nào?


Khoai lang lọt top 1 trong 15 loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhất do có củ mọc ngầm dưới đất. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm mua khoai lang tươi cho con.


Cách lựa chọn khoai lang cũng không hề khó. Mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa. Những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được.


Khoai lang mua không nên bảo quản trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng và bị mất mùi vị, bị héo. Mẹ hãy để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp vì như thế khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày.


Cũng như các loại thực phẩm khác, mẹ hoàn toàn có thể chế biến sẵn khoai và cấp đông trong ngăn đá cho bé ăn dần.


Sau đây là một vài gợi ý để mẹ chế biến khoai lang cho bé yêu:


1, Khoai lang trộn sữa (4 tháng +)


Khoai lang nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín trong vòng 10 phút.


Mẹ lưu ý nên thái mỏng khoai thành miếng vừa ăn, như thế khoai sẽ dễ chín hơn.


Nghiền nhuyễn khoai lang rồi trộn với sữa công thức đến khi đạt độ dẻo dính phù hợp.


2, Cháo khoai lang trứng gà (6 tháng +)


 Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm2


Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín.


Nghiền nhuyễn/ xay sinh tố khoai lang với một chút sữa công thức hoặc nước lọc.


Đun nóng cháo, cho khoai lang vào quấy đều. Cho thêm ½ lòng đỏ trứng, đun thêm 1 – 2 phút.


Trước khi cho bé ăn có thể rây lọc thêm một lần nữa.


3, Khoai lang nghiền táo (6 tháng +)


Khoai lang, táo gọt vỏ, rửa sạch thái miếng quân cờ


Hấp khoai và táo từ 5-10 phút.


Nghiền nhuyễn khoai cùng với táo. Mẹ có thể cho thêm ít nước để đạt độ loãng như ý


4, Súp khoai lang (8 tháng + )


Nguyên liệu: Khoai lang 30g, 1 thìa cà phê bột mì, bơ nhạt, dầu oliu, 1 chén con nước dùng (nước xương gà hoặc nước rau củ), 1 chén con sữa, gừng, đường.


Cách làm:


Xào bơ và bột trong chảo đến khi có màu cánh gián. Thêm nước dùng và đường nâu đun sôi.


Khi nước sôi, nhanh tay bỏ khoai lang và một chút gừng vào đun tiếp đến khi chín.


Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây.


Bắc thành phẩm lên bếp, đun nóng cùng sữa rồi cho ra bát, để trẻ ăn khi nóng ấm.


Chúc mẹ và bé ăn dặm vui vẻ!


 



Khoai lang món ăn ưu tiên hàng đầu cho bé ăn dặm

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Lợi ích của việc massage cho bà bầu

Thời kỳ mang bầu thường là một giai đoạn rất căng thẳng đối với các bà bầu và việc massage có thể là một cách hữu hiệu đối phó với căng thẳng này. Nhưng massage lúc mang thai có gì khác với lúc bình thường? Việc massage đem lại lợi ích gì cho bà bầu?


Những lợi ích của massage khi mang bầu:


Massage khi mang bầu có thể giảm làm tình trạng chuột rút cơ bắp và co thắt, tăng lưu thông máu, làm giảm căng thẳng trên các khớp xương chịu trọng lượng. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh, massage khi mang bầu cũng có thể cải thiện kết quả quá trình sinh nở và giảm đau đớn cho các phụ nữ trong khi lâm bồn.


Mát xa cho mẹ cũng có tác động tích cực cho em bé trong bụng, giúp giảm stress cho em bé bởi vì căng thẳng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể, trong đó nó cũng tác động trực tiếp đến thai nhi đang phát triển.


 Lợi ích của việc massage khi mang bầu1


Massage đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu.


Massage lúc mang thai có gì khác với lúc bình thường?


Câu trả lời là có sự khác biệt giữa. Massage khi đang mang thai cần phải được chăm sóc đặc biệt để massage không gây căng thẳng không cần thiết ở lưng dưới. Ngoài ra, một người phụ nữ mang thai không nên nằm ở tư thế đè trực tiếp vào dạ dày của mình.


Khi nào thì không nên massage trong thai kỳ?


Trong khi massage thường mang lại rất nhiều lợi ích cho các bà bầu trong suốt thai kỳ của mình thì có một số trường hợp các bà bầu không nên massage. Và nếu như trong trường hợp bạn nghi ngờ về điều này thì nhất thiết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.


Theo đó những phụ nữ có nguy cơ sinh non, những người có rối loạn đông máu và các điều kiện khác thì việc massage có thể gây nguy hiểm và cần phải tránh massage khi mang bầu.


Việc massage có tốt cho thai nhi trong bụng?


Thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ cũng có thể hưởng lợi từ việc massage. Và thực tế việc massage có thể cải thiện giấc ngủ và mô hình giấc ngủ của bé. Các nghiên cứu cũng cho rằng những phụ nữ mang bầu nếu massage thường xuyên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhiều hơn và quá trình trở dạ cũng nhanh hơn.


 



Lợi ích của việc massage cho bà bầu

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Mách nhỏ mẹ bầu cách giảm, tránh phù nề

Phù nề là hiện tượng thường gặp của thai kỳ nhưng nó gây ra không ít khó chịu cho mẹ bầu. Vậy phải làm thế nào để giúp mẹ bầu giảm, tránh phù nề hiệu quả nhất đây? Hãy cùng yhocphothong.com.vn tìm hiểu nhé!


1. Nguyên nhân gây phù nề


Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này đã gây nên hiện tượng phù nề cho bà bầu.


Theo các bác sĩ sản khoa thì sự gia tăng chất lỏng bổ sung này là rất cần thiết để giúp người mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu lớn lên của em bé.


Chất lỏng bổ sung này cũng giúp khớp xương chậu và các mô tế bào giãn ra khi em bé chào đời, nó chiếm khoảng 25% trọng lượng tăng thêm trong thời gian mang thai.


 Mách nhỏ mẹ bầu cách giảm, tránh phù nề1


Vận động cơ thể, ăn nhạt và bổ sung kali là một trong những cách chồng phù nề hiệu quả.


Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.


Những điều nên làm để giảm phù nề cho mẹ bầu

Vận động cơ thể, ăn nhạt và bổ sung kali là một trong những cách chồng phù nề hiệu quả. (Ảnh minh họa)


Dưới đây là 5 nguyên nhân gây phù phổ biến nhất:


- Đứng lâu.


- Chế độ ăn ít kali (Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm).


- Ăn nhiều natri (muối).


- Tiêu thụ nhiều caffein.


- Làm việc vất vả.


- Thời tiết nóng bức.


Có một điều các mẹ bầu nên biết là phù nhẹ là dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai, tuy nhiên nếu bị phù đột ngột ở tay và mặt thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu bị phù đột ngột.


2. Những gợi ý giảm, tránh phù nề cho mẹ bầu


Mách nhỏ mẹ bầu cách giảm, tránh phù nề2


Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tránh bị phù nề


Nếu bạn bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu.


Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa lượng kali cao như: 1 của khoai lang nướng cả vỏ chứa 844mg kali; 200g sữa chua chứa 579mg kali; nửa bát soup cà chua chứa 549mg kali; 1 quả chuối chứa 422mg kali.


Không những thế, kali còn có nhiều trong rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu…


Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình đang bị thiếu kali: do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Và tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ để được xác định kịp thời.


Ngoài ra mẹ bầu nên áp dụng những cách sau để giảm/ tránh hiện tượng phù nề khi mang thai:


- Giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.


- Ăn nhạt. Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể bị trữ nước. Vì thế, nếu bạn có thói quen ăn mặn thì nhất thiết phải hạn chế trong thời kỳ mang thai để tránh hiện tượng phù nề.


- Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.


- Mẹ bầu nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ vì điều này sẽ giúp giảm và tránh phù nề. Một số hoạt động được coi là an toàn cho thai phụ như đi bộ, bơi lội, aerobic… Những động tác giãn cơ hay tập yoga cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả.


- Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?


Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ và nói về tình trạng của bạn. Đôi khi, phù có thể tăng do nhiệt nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn yên tâm hơn.


 



Mách nhỏ mẹ bầu cách giảm, tránh phù nề

Một số sai lầm trong bảo quản thực phẩm

Một số sai lầm trong bảo quản thực phẩm. Ngoài yếu tố thời tiết thì chính những sai lầm trong cách dự trữ thực phẩm lại là nguyên nhân dễ khiến bạn trở thành nạn nhân của ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là những sai lầm phổ biến:


Thức ăn để ở nhiệt độ bình thường trong vài giờ thì vẫn ăn được


Theo cảnh báo của các chuyên gia về an toàn thực phẩm thì mùa đông nhiệt độ thấp, trời lạnh, các loại thực phẩm đã chế biến như gà rán, hamburger, bánh ngọt để bên ngoài được khoảng 2 – 3 giờ. Sau khoảng thời gian này, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và làm biến chất thực phẩm.


Tại các nước nhiệt đới, với nhiệt độ trong ngày thường trên mức 30 độ thì việc để thực phẩm trong nhiệt độ phòng quá 1 giờ đã là nguy hiểm.


Đồ ăn thừa vẫn dùng tốt sau nhiều ngày nếu để trong tủ lạnh


Sai-lam-trong-bao-quan-thuc-pham


Do lối sống hiện đại, công việc bận rộn nên nhiều gia đình có thói quen chế biến nhiều thức ăn rồi cất thực phẩm sau khi chế biến trong hộp rồi cho vào tủ lạnh. Phần thức ăn thừa này sẽ được dùng dần nhiều ngày sau đó. Đây lại chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca ngộ độc thực phẩm trong hộ gia đình.


Thực ra, những thực phẩm đã chế biến và để bên ngoài nhiệt độ phòng từ 2 giờ trở lên cần được sử dụng hết trong ngày. Nếu cất chúng vào hộp kín và trữ trong tủ lạnh thì tuổi thọ của các thực phẩm này cũng không quá 2 ngày. Sau khoảng thời gian này, chúng sẽ có hại nếu bạn tiếp tục sử dụng.


Rửa tay với nước sạch là đủ


Bàn tay chứa rất nhiều loại vi khuẩn có hại mà nước không thể nào rửa sạch được, do đó, xà phòng diệt khuẩn là trợ thủ vô cùng cần thiết cho các bà nội trợ.


Không cần rửa những loại quả cần gọt vỏ khi ăn


Ngay cả khi gọt vỏ trái cây thì vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.Coli vẫn có thể xâm nhập vào phần thịt quả vì con dao sẽ trở thành vật trung gian đưa vi khuẩn từ vỏ vào thịt quả. Do đó, cần rửa sạch cả những loại trái cây cần gọt vỏ khi ăn.


Nhận biết thực phẩm hỏng bằng màu và mùi khó chịu


Đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất của nhiều người, đặc biệt là các bà nội trợ. Nhiều người cho rằng khi thực phẩm hư hỏng, nó sẽ xuất hiện lớp mốc hay ít nhất sẽ biến mùi.


Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, rất nhiều loại thực phẩm khi bắt đầu hỏng sẽ không có bất kỳ mùi lạ nào cũng như dáng vẻ bề ngoài của chúng không hể thay đổi. Khi ăn phải những loại thực phẩm này, bạn vẫn bị ngộ độc, mà biểu hiện cơ bản nhất là đau bụng, buồn nôn.


                                                                                                                                                                               Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



Một số sai lầm trong bảo quản thực phẩm

Tìm hiểu về bệnh nấm phổi

Tìm hiểu về bệnh nấm phổi. Nấm phổi là loại bệnh hay gặp ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến bệnh này, ngay cả nhiều bác sĩ đa khoa và bác sĩ gia đình cũng không biết bệnh này.


Theo Y văn, u nấm phổi  được báo cáo với tần suất ngày càng tăng cùng với sự sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa trị liệu và ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư và ghép cơ quan. Có tới 20% số bệnh nhân bị ung thư máu cấp đang điều trị bằng hóa chất bị bệnh này.


Ai là người hay bị mắc bệnh?


Tất cả loại thường gặp của nấm Aspergillus gây bệnh cho người đều có ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Chúng mọc trên những lá cây rụng, các loại hạt thực vật như lúa, ngô, trong các đống cỏ khô và các loại thực vật bỏ làm phân. Con người rất hay hít phải bào tử của nấm, nhưng lại ít khi bị bệnh. Phần lớn những người bị bệnh đều có cơ địa suy giảm miễn dịch do bệnh hay do dùng thuốc điều trị bệnh. Ở Việt Nam, bệnh hay gặp nhất ở những bệnh nhân bị lao phổi tạo hang, điều trị lâu dài các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoides, azathioprine và các thuốc chống ung thư…


Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở những bệnh nhân này, nhất là vào giai đoạn cuối cùng với tiêu chảy, lao phổi tiến triển dạng lao kê là tình trạng nhiễm nấm toàn thân. Trong đó thường gặp là nấm candida và aspergillus. Một số trường hợp u nấm Aspergillus phát triển trên những bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính trước đó, ngoại trừ bệnh lao như: bệnh sacoide, giãn phế quản, giãn phế nang, áp-xe phổi, ung thư phổi có hoại tử trung tâm và tạo hang, kén khí phổi… Tại khoa phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, các bác sĩ đã mổ cho nhiều trường hợp vừa có u nấm phổi vừa bị ung thư phổi.


Tim-hieu-ve-benh-nam-phoi


Khi hít phải số lượng lớn bào tử nấm, người bình thường chỉ có thể bị viêm phổi cấp tính lan tỏa và thường tự khỏi, không để lại di chứng gì đặc biệt sau vài tuần. Ở những bệnh nhân bị lao phổi, nấm Aspergillus có thể mọc trên các cây phế quản bị tổn thương, trên các nang phế quản hoặc trong các hang lao.


Các triệu chứng thường gặp


Có một số bệnh nhân bị u nấm phổi có thể tồn tại nhiều năm mà không có triệu chứng gì về lâm sàng, số lượng những bệnh nhân này chiếm từ 18 – 22% theo Y văn. Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ năng của bệnh phổi mạn tính sẵn có như: ho, khạc đàm, khó thở, đau ngực và sốt. Nhưng phần lớn, bệnh nhân u nấm đều có các triệu chứng khá điển hình và đặc hiệu như:


Sốt: thường người bệnh sốt không cao, không phải sốt liên tục mà thành từng đợt có những thời gian không bị sốt. Sốt là biểu hiện của tình trạng dị ứng với nấm, hiếm khi sốt kéo dài, suy kiệt hoặc sụt cân.


Bệnh nhân khạc đàm rất nhiều, khạc đàm thường là do bệnh đi kèm hơn là do u nấm. Trong đàm có thể tìm thấy các tế bào nấm nếu mang đi xét nghiệm bằng cách soi tươi và quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, có thể các tế bào nấm này lại có nguồn gốc của nhiễm nấm từ đường tiêu hóa.


Khó thở: triệu chứng của các bệnh đi kèm như lao, giãn phế quản, áp-xe phổi, ung thư phổi… gây suy giảm chức năng hô hấp.


Ho và ho ra máu là triệu chứng nổi bật đặc trưng nhất của bệnh. Ho thường dai dẳng, kéo dài, trong đó có tới 95% các trường hợp là ho ra máu từ số lượng ít có dính đàm, đến nhiều có thể gây tử vong. Trong số đó có 20% ho ra máu tái phát nhiều lần và ho ra máu với số lượng từ trung bình đến rất nhiều. Một số bệnh nhân bị ho ra máu kiểu sét đánh, tức là ho nhiều ồ ạt do tổn thương các mạch máu của phổi vì tế bào nấm ăn lan vào. Ho ra máu là một triệu chứng làm bệnh nhân rất lo lắng và là chỉ định chính để can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân.


Các xét nghiệm cần thiết


Để xác định chẩn đoán, các bác sĩ  thường áp dụng một số xét nghiệm cận lâm sàng như:


Chụp X-quang phổi thẳng, là một xét nghiệm đầu tiên và rất cần thiết vì nó cung cấp rất nhiều thông tin về bệnh và những bệnh đi kèm: hình ảnh X-quang đạc hiệu thường thấy trên phim là hình một khối tròn, đặc nằm trong một hang lao có hình cầu hoặc hình bầu dục, hình tròn đặc này thay đổi theo tư thế của bệnh nhân mà giới chuyên môn gọi là hình lục lạc. Với phim chụp phổi thông thường cho phép chúng ta chẩn đoán xác định đến 90% các trường hợp.


Chụp X-quang với máy điện toán cắt lớp còn gọi là chụp CT, dùng để xác định rõ u nấm trong một số trường hợp gặp phải khó khăn trong chẩn đoán với khám lâm sàng và X-quang phổi thông thường.


Huyết thanh chẩn đoán nấm Aspergillus: phản ứng kết tủa giữa kháng nguyên với kháng thể kháng nấm Aspergillus của người bệnh. Là xét nghiệm khá đặc hiệu, nó cho kết quả chẩn đoán xác định từ 93 – 100%. Nhưng không phải bệnh viện hay cơ sở Y tế nào cũng thực hiện được vì thiếu trang thiết bị.


Phẫu thuật là điều trị bắt buộc


Ở một số bệnh nhân, các bác sĩ nội khoa có thể sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân cho bệnh nhân, hoặc dùng thuốc kháng nấm bơm vào hang nấm bằng một ống thông đặt xuyên qua da. Thuốc kháng nấm thường dùng là Amphotericin B. Tuy nhiên, kết quả không được là bao và vẫn chưa được công nhận trong Y văn. Hơn thế nữa thuốc Amphotericin B rất độc đối với bệnh nhân và khó tìm trên thị trường, vì vậy hiện nay hầu như không còn được áp dụng nữa.


Phương pháp bơm tắc mạch để cầm máu: được áp dụng trong những trường hợp cấp cứu, bệnh nhân bị ho ra máu ồ ạt kiểu sét đánh. Mặc dù chưa được chẩn đoán xác định vẫn có thể chụp mạch máu chọn lọc và bơm chất gây tắc mạch để cứu sống bệnh nhâ, động mạch được làm tắc thường là động mạch phế quản cung cấp máu để nuôi phổi. Thủ thuật này chỉ được thực hiện ở những bệnh viện lớn có trang bị máy chụp X-quang động mạch kỹ thuật số như: BV. Chợ Rẫy, Trung tâm chẩn đoán Y khoa, BV. Nguyễn Trãi… Trong thủ thuật cần có sự kết hợp giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ X-quang. Kết quả là cầm máu được trong 80 – 90% các trường hợp, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể chảy máu lại, chỉ có 10 – 25% các trường hợp không bị ho ra máu tái phát. Do vậy, khuynh hướng hiện nay trên Thế giới là chỉ dùng thủ thuật này trong những trường hợp cấp cứu.


Phẫu thuật cắt phổi: một điều trị bắt buộc, phần lớn các tác giả đều chủ trương khi đã phát hiện u nấm thì phải cắt phổi dự phòng. Trong khi đó một số tác giả khác đề nghị chỉ cắt phổi trong những trường hợp có ho ra máu. Vì những lý do thường gặp trong phẫu thuật như nguy cơ chảy máu trong mổ rất cao do phổi bị các tổn thương mạn tính như lao, giãn phế quản… trước đó gây dính rất nhiều, rất khó cầm máu vì máu chảy rỉ rả từ các sang thương trên thành ngực trong lúc phẫu tích. Với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm, lượng máu mất vẫn có khi lên đến cả 1.000ml, tức là 4 đơn vị. Chính vì vậy, không phải bác sĩ phẫu thuật nào cũng thích mổ u nấm phổi. Mục đích chính của cuộc mổ là cắt đi một phân thùy, một thùy phổi hay một phần phổi có giới hạn là nguồn gốc làm cho bệnh nhân ho ra máu. Phần phổi được cắt cũng phải thật giới hạn nhằm bảo tồn chức năng hô hấp cho bệnh nhân sau mổ. Việc cắt toàn bộ một lá phổi chỉ được dùng trong những trường hợp tổn thương lan tỏa, u nấm lan rộng khắp một bên phổi, hoặc tổn thương lao đã hủy hoại toàn bộ phổi xung quanh u nấm.


                                                                                                                                           PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM



Tìm hiểu về bệnh nấm phổi

Mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?

Khi đã mang bầu, tất cả những gì bạn tiêu thụ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt là thuốc, nó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động mạnh mẽ đến thai nhi. Vậy mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?


Dưới đây là những loại thuốc phụ nữ cần tránh trong suốt thời gian mang bầu mẹ bầu cần chú ý.


Thuốc giảm đau 


Thuốc giảm đau các loại như Ibuprofen, Aspirin có thể tác động đến sự phát triển của bào thai. Nếu bị đau đầu, tốt hơn là bà bầu nên sử dụng những biện pháp chữa bệnh tự nhiên.


Thuốc kháng nấm


Nấm là vấn đề thường gặp ở những phụ nữ mang thai, nhưng các chuyên gia khuyên bà bầu không nên dùng các loại thuốc kháng nấm khi không có sự chỉ định bác sĩ.


Kháng sinh


Hầu như không có loại kháng sinh nào an toàn cho thai phụ. Trong trường hợp không còn cách chữa trị nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.


Thuốc trị mụn


Trong suốt thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến phụ nữ nổi mụn ở mặt hoặc trên cơ thể. Trong trường hợp này, không nên uống thuốc trị mụn, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, sau một thời gian ngắn, mụn sẽ tự hết.


Thuốc hạ sốt


Các loại thuốc chứa Paracetamol dùng để hạ sốt thường được các chuyên gia khuyên phụ nữ tránh sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai. Với liều lượng cao, Paracetamol có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai trong ba tháng đầu.


Mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?1


Paracetamol có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào
thai trong ba tháng đầu.


Thuốc chống dị ứng


Ngoài thuốc chống nấm, phụ nữ cũng nên tránh thuốc chống dị ứng trong thời kỳ này. Tốt hơn hết, các bà bầu nên khắc phục chứng dị ứng bằng phương pháp tự nhiên như tránh xa nơi bụi bặm, vệ sinh sạch sẽ nơi ở và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng.


Thuốc chống trầm cảm


Phụ nữ uống thuốc chống trầm cảm, an thần trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ di tật bẩm sinh cho trẻ. Để hạn chế căng thẳng, bà bầu nên tập yoga hoặc ngồi thiền.


Thuốc ngủ


Ngay cả thuốc ngủ bình thường cho cả nam giới và nữ giới đều có tác động không tốt đến sức khỏe con người, phụ nữ mang thai uống thì càng không tốt. Nếu bà bầu khó ngủ, chớ dùng đến thuốc!


Thuốc chống say tàu xe


Các bà bầu không nên uống thuốc chống say tàu xe vì loại thuốc này sẽ tác động không tốt đến sự phát triển thai nhi. Hãy tìm cách di chuyển khác để có thể đến địa điểm cần tìm mà không phải dùng đến thuốc.


Thảo dược


Mặc dù được làm từ thực vật trong tự nhiên nhưng thảo dược cũng lắm đa dạng, trong đó có loại nên tránh dùng khi mang thai. Ví dụ: Nhân sâm, lô hội, hương thảo…




Mẹ bầu nên tránh xa những loại thuốc gì?

6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị ngộ độc thực phẩm nhưng làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Yhocphothong.com.vn xin giới thiệu đến các mẹ bầu 6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai.


Bà bầu nghén mắm tôm, ốc ngao


Bún đậu mắm tôm là món sở trường mà tuần nào chị Ngọc (Yên Ninh, Hà Nội) cũng ăn và dường như khi mang thai, mức độ thèm của chị lại tăng cao hơn trước. Trưa nào chị cũng rủ bạn bè đồng nghiệp đi ăn ở quán vỉa hè ngay đầu phố gần công ty chị.


Trước những lời bạn bè khuyên nhủ: “Ăn mắm tôm không tốt cho bà bầu đâu, dễ đau bụng đấy”, chị toàn cười xòa bảo: “Ăn suốt chẳng sao tự dưng bây giờ đau bụng là sao? Kệ, sống được mấy, thích là nhích thôi”.


Thấy bạn bè không hưởng ứng, chị vẫn kiên quyết “bê” bụng đi ăn một mình. Sau 1 tuần ăn liền tù tì, chị phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng “miệng nôn trôn tháo”, tim đập mạnh, khó thở. Tại đây bác sĩ chẩn đoán chị bị ngộ độc thực phẩm nhẹ. May cho chị là em bé chưa vấn đề gì.


 6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai1


 Ngộ độc thực phẩm là một trong những hiện tượng bà bầu dễ mắc phải khi ăn, chế biến đồ ăn không đúng cách.


Chị Hiển (Gò Vấp) mang thai được 13 tuần, bản thân chị thấy từ sau khi mang thai, chị rất hay bị đau bụng, bụng nhạy cảm với đồ ăn lạ thế nên dù rất thèm hàng ngao ốc ở ngoài đầu ngõ nhưng chị kiên quyết cạch.


Một hôm, chị ra chợ mua cân ngao về ăn, do chế biến bất cẩn, chị khiến cả nhà sợ xanh mặt khi nôn thốc nôn tháo cả đêm. Chị phải vào viện truyền nước ngay hôm đó. Tại đây, bác sĩ nhận định chị bị ngộ độc. Dù bác sĩ bảo không sao nhưng chị vẫn lo lắng không biết điều này có nguy hiểm, ảnh hưởng tới em bé trong bụng không.


Đây chỉ là một trong những trường hợp chị em trong giai đoạn bầu bí bị ngộ độc thực phẩm do bất cẩn trong việc ăn uống và chế biến thực phẩm. Trên thực tế, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn yếu hơn bình thường, bạn dễ bị các vi khuẩn khác tấn công, ngoài ốm đau thì ngộ độc thực phẩm là một trong những điều mà các chuyên gia y tế khuyên bạn cần phải lưu ý. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng và sốt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được điều này dễ dàng bằng cách thực hiện những lời khuyên dưới đây.


Vệ sinh cá nhân sạch sẽ


Rửa tay trước và trong quá trình chế biến thực phẩm là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn ngộ độc thực phẩm. Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay kỹ (cổ tay, bàn tay, ngón tay, móng tay và các kẽ ngón tay) bằng nước ấm và xà phòng.


Sau khi rửa, bạn cần lau khô tay thật kỹ bởi vi khuẩn lây lan dễ dàng hơn nếu bàn tay của bạn đang ẩm ướt. Bạn cần lau tay bằng một chiếc khăn sạch hoặc giấy ăn.


Nếu bạn không rửa tay trước khi ăn, bàn tay của bạn có thể đang chứa bụi bẩn, vi khuẩn từ nhà vệ sinh, thùng rác hoặc từ nhiều nguồn khác bên trong và bên ngoài nhà. Những loại vi khuẩn này có thể được chuyển thẳng vào thực phẩm mà bạn dùng, ngộ độc thực phẩm xảy ra là không có gì đáng ngạc nhiên.


Bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, điều này giúp bạn hạn chế lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm kia (lây nhiễm chéo).


Nếu bạn đang bị tiêu chảy, nôn mửa, bạn cần sử dụng một khăn lau riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình; giặt khăn của bạn thường xuyên hoặc sử dụng loại giấy dùng 1 lần để lau khô tay của bạn. Nếu bạn có vết loét hoặc vết cắt trên tay, bạn cần giữ cho chúng sạch sẽ, khô thoáng.


6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai2


Bà bầu nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh ngộ độc thực phẩm


Bảo quản thực phẩm đúng cách


Khi bạn mua thực phẩm đông lạnh từ siêu thị, càng nhanh càng tốt, bạn hãy đặt chúng thẳng vào tủ lạnh hoặc tủ đá.


Bạn cần kiểm tra và giữ tủ lạnh, tủ đá ở nhiệt độ chính xác. Mầm bệnh “chết trong lạnh, nóng nhưng sống trong ấm”, chúng dễ dàng truyền qua thực phẩm nếu môi trường ẩm ướt.


Sau bữa ăn nếu còn thừa quá nhiều thức ăn, bạn cần làm lạnh nó càng sớm càng tốt bằng cách trữ ngay vào tủ đông lạnh. Khi muốn đưa chúng ra khỏi tủ lạnh, bạn cần làm nóng chúng ngay lập tức.


Đó là những thực phẩm: có chứa kem, chẳng hạn như bánh kem và món tráng miệng; thịt và gia cầm; thực phẩm có chứa trứng;..


Nấu thức ăn kỹ lưỡng


Nấu thức ăn sôi sùng sục, đặc biệt là thịt và gia cầm. Trước khi vớt thịt ra, bạn cần kiểm tra xem chúng đã chín đều chưa bằng cách lấy đũa ấn vào miếng thịt (phần thịt dày nhất), nếu không có nước màu hồng chảy ra chứng tỏ thịt đã chín.


Nếu bạn là một bà bầu bận rộn, bạn có thể sử dụng lò vi sóng, song bạn cần lưu ý để đồ ăn có thể chín tới bằng cách nhìn trên bao bì sản phẩm đông lạnh để biết chính xác mình cần “viba” trong bao nhiêu phút, hoặc bạn có thể khuấy thức ăn để kiểm tra xem nó đã nóng đều hay chưa.


Trước khi tiến hành nấu, bạn cũng cần đảm bảo thực phẩm đông lạnh được rã đông đúng cách. Rã đông thực phẩm ở nơi thoáng mát, lời khuyên của chuyên gia đó là bạn đừng làm tan đá bằng cách nhúng đồ ăn vào một nồi nước đang sôi, làm vậy sẽ khiến vitamin, khoáng chất ở đồ ăn biến mất.


Lưu trữ thực phẩm an toàn


Che đậy kỹ thực phẩm trong tủ lạnh: Bạn cần cho riêng thịt sống và thịt chín, cho chúng vào ngăn, hộp tủ riêng (có nắp đậy), không để chung với đồ ăn khác. Cần cho đồ ăn vào tủ lạnh, hoặc lồng bán tránh ruồi muỗi, chim chóc, vật nuôi…


Kiểm tra hạn sử dụng của đồ đông lạnh.


Coi chừng nhiễm chéo


Lây nhiễm chéo là việc chuyển mầm bệnh từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Các vi khuẩn có thể được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp, ví dụ: từ bàn tay, thiết bị nhà bếp, dao và các dụng cụ khác. Lây nhiễm chéo là một nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm.


Hạn chế ăn ngoài đường


Bởi đây là một trong những tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Nếu bất khả kháng, bạn nên ăn ở những cửa hàng có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Không ăn ở nơi công cộng, không sạch sẽ. Ngừng ăn nếu thấy trong đồ ăn có “dị vật”


 



6 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho phụ nữ mang thai

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả

Ho, cảm lạnh là một trong những chứng bệnh hay gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, do thời gian bầu bí kiêng khem dùng thuốc, nên việc đẩy lùi cơn ho đôi khi lại rất gian nan. Đây cũng chính là lúc các mẹ bầu nên thử dùng các bí quyết trị ho an toàn từ thiên nhiên, như tận dụng dược tính của các loại hoa và trái cây để làm dịu cơn ho.


Lý do bà bầu hay ho


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu hay ho, trong đó sự thay đổi nội tiết trong cơ thể lúc mang thai làm suy giảm hệ miễn dịch là phổ biến nhất. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi.


Ngoài ra, tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.


 Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả1


Bà bầu thường rất hay ho. Ho nhiều có thể dẫn đến các cơn đau thắt bụng và dễ gây sinh non.


Trị ho an toàn từ các loại quả


Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ho hiệu quả và an toàn từ những loại cây trái có sẵn trong vườn nhà mà các mẹ có thể tham khảo như sau:


Quả cam


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả2


Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.


Chanh, quýt và quất


Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng … Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng cahnh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.


Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.


Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.


Nho


Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.


 Quả mâm xôi


Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi, từ đó mau hết cảm khi bầu bí.


Quả việt quất


Do có tính kháng khuẩn cao nên quả việt quất cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho mẹ bầu bị ho. Chỉ cần ép lấy nước, thêm chút đường và nước ấm là các mẹ đã có ngay một cốc nước việt quất vừa thơm ngon vừa chữa ho hiệu quả.


Quả ổi


Nếu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng, mẹ bầu chỉ cần lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó, mỗi ngày ăn 1 quả và ăn liền trong vòng từ 3 – 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng.


Quả lê


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả3


Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.


Các loại quả khô


Nước nấu từ các loại quả khô rất bổ dưỡng, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, sau đó cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ, nho khô vào là mẹ bầu đã có ngay một nồi nước hoa quả vừa ngon, bổ vừa có công dụng trị bệnh.


Củ cải trắng


Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, mẹ bầu chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.


Hết ho nhờ các loại hoa trong vườn nhà


Không chỉ có rau quả mới trị được bệnh ho cho bà bầu, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc trị ho được bào chế từ những loại hoa rất gần gũi với chị em chúng mình. Hãy cùng tham khảo danh mục các loại hoa có thể chữa được bệnh ho an toàn cho bà bầu và cách chế biến khá đơn giản như sau:


 


Hoa cúc vàng


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả4


Dùng khoảng 30g hoa cúc vàng và rễ cỏ tranh hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút là có thể pha thêm đường vào để dùng thay trà mỗi ngày. Trà hoa cúc không chỉ giúp mẹ bầu chữa được ho mà còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tốt.


Hoa cúc bách nhật


Loại hoa màu tím này thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang, có tác dụng chữa ho kèm khó thở do co thắt phế quản khá hiệu quả. Để dùng loài hoa này trị ho, các mẹ có thể lấy khoảng 100 – 150 g sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 6g hòa với nước đun sôi để nguội.


Hoa bách hợp


Trộn đều 30g hoa bách hợp và 50g mật ong, sau đó đem hấp cách thủy và chia ăn 2 lần trong ngày, dùng trong khoảng 7 ngày có tác dụng chữa chứng ho đờm, giúp mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể.


Hoa đu đủ đực


Khác với các hoa đu đủ cái vốn nhỏ và hầu như chỉ có một bông hoa, hoa đu đủ đực thường buông từng chùm dài. Đem 20g hoa này hấp với đường phèn cũng có thể trị được ho cho mẹ bầu, và có thể kết hợp thêm với 10g lá hẹ, 10g hạt chanh trong mỗi lần hấp để tăng công dụng trị bệnh.


Mặc dù các loại hoa hay quả có công dụng chữa ho hiệu quả, ít gây kích ứng và khá an toàn, nhưng không phải loại hoa hay quả nào cũng phù hợp với tất cả mẹ bầu. Vì vậy trước khi thử một phương pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến và kinh nghiệm của nhiều người, hay của bác sĩ Đông y để tránh gây hại cho mẹ và bé. Ngoài ra, trong thời gian bị ho, nếu ho liên tục kèm sốt, có thêm đờm vàng hoặc xanh … cần đến bác sĩ khám và chữa trị vì ho nặng, ho quá nhiều có thể ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng.


Hoa mướp


Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả5


Dùng 12g hoa mướp rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút sau đó thêm chút mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa ho có đờm do cảm.


 



Trị ho an toàn, hiệu quả cho bà bầu từ hoa quả

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Cần bổ sung DHA cho bé như thế nào cho đúng

Ai cũng biết DHA là thành phần quan trọng và cần thiết cho sự phát triển não bộ, đặc biệt là giúp trẻ em thông minh hơn. Tuy nhiên để phát huy được hết tác dụng của DHA bổ sung cần phải biết cách cung cấp thế nào cho hiệu quả nhất. Cần lưu ý mỗi giai đoạn phát triển của trẻ thì đòi hỏi cần bổ sung một lượng DHA thích hợp.


Một chế độ bổ sung DHA thích hợp cần xây dựng được một thực đơn riêng cho bé. Nguồn DHA không được cơ thể tự tổng hợp mà chủ yếu phải được cung cấp từ nguồn thực phẩm. Các loại thức ăn thay thế có chứa DHA bao gồm: trứng, thịt gà, tôm, các loại cá, hải sản, các loại hạt có chất dầu.


Cần bổ sung DHA cho bé như thế nào cho đúng1DHA là thành phần quan trọng và cần thiết cho sự phát triển não bộ nên cần phải bổ sung DHA đầy đủ


Dưới đây là cách bổ sung DHA thích hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.


Thời gian mang thai


Trong giai đoạn này mẹ cũng cần bổ sung các loại axit béo thiết yếu như DHA để phát triển não bộ và tầm nhìn cho thai nhi. Mẹ nên đặc biệt bổ sung các axit béo này trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hàm lượng bổ sung khoảng 200mg mỗi ngày để cung cấp đủ DHA cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu của trẻ.


Để bổ sung DHA mẹ nên dùng các loại cá khoảng 2 -3 lần/ tuần và nên tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm một số loại sữa và các loại sản phẩm bổ sung DHA dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.


Trẻ 1 – 6 tuổi


Trong giai đoạn đầu đời trẻ nhỏ thường tiêu thụ rất ít hàm lượng DHA vì trẻ không có thói quen ăn cá mỗi ngày hoặc cùng một lúc tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa DHA. Những món ăn ưa thích phổ biến của trẻ là sữa chưa, bánh ngọt, bánh flan, xúc xích,…lại hầu như không có DHA hoặc ở hàm lượng rất thấp. Cách tốt nhất để bổ sung DHA cho bé là mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA cho trẻ. Chính vì vậy ở giai đoạn này mẹ nên tiếp tục duy trì dùng các loại thực phẩm dồi dào DHA.


Hàm lượng DHA cần thiết trong giai đoạn này là khoảng 0.32% trong tổng axit béo, tương ứng 17 mg cho 100 kcal là tối ưu.


Từ sau 2 tháng tuổi, mẹ cũng nên bắt đầu tập dần thói quen ăn uống bổ sung DHA cho trẻ qua thực phẩm hàng ngày như cá, trứng… Để đảm bảo trẻ phát triển tự nhiên trong những giai đoạn đầu đời không nên lạm dụng các loại thực phẩm bổ sung DHA quá nhiều. Ngoài sữa mẹ, các mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa bổ trợ hàng ngày cho bé là đủ.


Theo FAO / WHO đưa ra khuyến cáo lượng DHA trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng để giúp não trẻ phát triển. Bổ sung DHA trong thời gian này giúp trẻ cải thiện sức khỏe tim mạch.


 



Cần bổ sung DHA cho bé như thế nào cho đúng

Bà bầu cần đề phòng cao huyết áp khi mang thai

Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và 25% trường hợp đẻ non là do tăng huyết áp ở sản phụ. Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, trong đó tiền sản giật là nguy hiểm nhất, thậm chí cả tử vong cho mẹ và thai nhi.


Thế nào là tăng huyết áp khi mang thai?


Một phụ nữ bình thường khi mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể do nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai. Tăng huyết áp có thể có sẵn trước lúc mang thai hoặc có sẵn và nặng thêm khi có thai, thậm chí chỉ xuất hiện khi có thai nếu đi kèm với phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu) tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt trong sản khoa gọi là hội chứng tiền sản giật – sản giật.


Bà bầu cần đề phòng cao huyết áp khi mang thai1Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ để phòng tăng huyết áp.


Những dấu hiệu của bệnh


Tiền sản giật rất nguy hiểm cho thai phụ. Nếu HA không được kiểm soát có thể đưa đến cơn sản giật – cơn co giật: ban đầu có thể là nhức đầu, sau đó cơn co giật cả người trong vài giây đến vài phút. Bệnh nhân lơ mơ trong cơn co giật rồi tỉnh lại một cách chậm chạp. Cơn co giật có thể xảy ra một lần hay nhiều lần liên tục nếu HA vẫn tăng cao. Càng co giật nhiều lần thì càng nguy hiểm cho mẹ và con. Những dấu hiệu cho thấy bệnh nặng là: nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải, tri giác tăng huyết ápy đổi.


Ai dễ mắc bệnh?


Tiền sản giật thường gặp ở những thai phụ quá trẻ (nhỏ hơn 15 tuổi) hay quá lớn tuổi (lớn hơn 35 tuổi), người có con so dễ mắc hơn khi có con rạ, đa thai dễ mắc hơn một thai, bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng… cũng là những yếu tố nguy cơ. Bệnh sẽ khỏi nhanh chóng sau khi sinh, HA sẽ giảm dần tới ổn định. Tuy nhiên, nếu có các biến chứng (tai biến mạch máu não, tổn thương các cơ quan nội tạng mà thường nhất là gan, mật) thì chắc chắn sẽ có di chứng, tùy theo mức độ tổn thương.


Dự phòng tiền sản giật


Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều.


Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, rau bong non gây tử vong cho mẹ và con.


 



Bà bầu cần đề phòng cao huyết áp khi mang thai