Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Bà bầu nên ăn gì?

Bà bầu nên ăn gì để sức khỏe của cả mẹ và con là tốt nhất. Yhocphothong.com.vn sẽ giúp bạn đi tìm hiểu những cách ăn uống giúp cho sức khỏe của thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt.


bà bầu nên ăn gìNhững nội dung chính

1. Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn ngay cả khi bạn đã ăn uống đầy đủ

2. Hãy bỏ hẳn hoặc xác định chỉ dùng rất ít các món sushi, đồ uống có cồn, phô mai tươi.

3. Hãy xem xét việc cắt giảm hoặc bỏ hẳn các thức uống chứa cafein.

4. Hãy bắt đầu uống bổ sung vitamin và khoáng chất trong thời gian mang thai.

5. Theo dõi cân nặng khi mang thai

6. Ăn thường xuyên và ăn nhiều bữa nhỏ khi bạn thấy thèm

7. Thỉnh thoảng tự thưởng cho bản thân chút đồ ngọt


1. Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn ngay cả khi bạn đã ăn uống đầy đủ


Hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai đều cần được cung cấp nhiều hơn các protein, các loại vitamin và khoáng chất như acid folic và sắt, cần lượng calo nhiều hơn (để tạo năng lượng). Nếu chế độ ăn uống của bạn ngay từ đầu đã không đầy đủ, hãy thay đổi ngay và ăn những bữa ăn bổ dưỡng, đây là một trong những việc tốt nhất mà bạn có thể làm cho con ngay từ đầu.


Tuy nhiên ăn uống hợp lý hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn hoặc ngược lại là ăn ít đi. Nếu ban đầu bạn đã có một cân nặng hợp lý, bạn không cần nạp thêm lượng calo hơn mức bình thường trong ba tháng đầu, hãy bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong ba tháng tiếp, và khoảng 450 calo mỗi ngày trong ba tháng cuối. Nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân, bạn sẽ cần lượng calo nhiều hơn hoặc ít hơn số đó, điều này tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.



2. Hãy bỏ hẳn hoặc xác định chỉ dùng rất ít các món sushi, đồ uống có cồn, phô mai tươi.


- Tránh xa các món hải sản sống (như các loại hàu và sushi sống), sữa chưa được tiệt trùng và phô mai làm từ sữa chưa tiệt trùng, phô mai tươi (ví dụ như: Brie, Camembert, các loại phô mai Mexico như Queso blanco, panela), pa tê, và các loại thịt động vật, gia cầm ăn sống hoặc chỉ nấu tái. Tất cả các loại thức ăn này có thể là nguồn vi khuẩn gây hại cho thai nhi.


Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh bệnh Listeriosis, một loại bệnh lây truyền qua đường ăn uống, bệnh đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. (Link qua bài Listeriosis)


- Hầu hết các loại cá đều chứa một lượng nhỏ MeHg (methyl thủy ngân), kim loại này nếu ở liều cao được cho là gây hại đến sự phát triển não bộ của bào thai và trẻ nhỏ. Cục FDA (Cục Quản lý Dược và Thực phẩm) khuyến cáo nên hạn chế ăn cá ở mức khoảng 350g mỗi tuần, nó tương đương khoảng hai bữa cá.


- Bạn cũng cần bỏ thói quen uống cocktail sau giờ làm. Uống các đồ uống chứa cồn trong khi mang thai có thể gây ra các khiếm khuyết về cơ thể, khả năng học tập và các vấn đề về tâm lý của trẻ em, vì vậy nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên bỏ hẳn rượu trong suốt thời gian mang thai.


3. Hãy xem xét việc cắt giảm hoặc bỏ hẳn các thức uống chứa cafein.


Việc từ bỏ có thể dễ dàng nếu bạn đột nhiên cảm thấy khó chịu với những thứ này ở ba tháng đầu do nghén. Nếu bạn vẫn còn thèm, hãy giảm từ từ để tránh bị tác dụng phụ như đau đầu.


Một số nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mỗi ngày hấp thu cafein với lượng 200mg hoặc hơn thế (khoảng một tách cà phê 350ml) sẽ có nguy cơ sẩy thai nhiều gấp đôi những phụ nữ không dùng cafein. Tiêu thụ lượng lớn cafein khi mang thai cũng có liên quan đến tình trạng cân nặng khi sinh của trẻ nhẹ hơn và thậm chí là thai chết lưu.


Bên cạnh cà phê, chất cafein còn được tìm thấy trong trà, nước cola, các loại nước giải khát, ca cao và socola. Hãy chuyển sang uống bia và các loại nước ngọt đã khử cafein.


Tốt hơn nữa, hãy thay thế những đồ uống không tốt bằng những lựa chọn có lợi cho sức khỏe hơn như sữa không béo, nước ép nguyên chất, hoặc nước chanh vắt. Có thể thay thế cà phê trong bữa sáng bằng một ly sữa nóng.



4. Hãy bắt đầu uống bổ sung vitamin và khoáng chất trong thời gian mang thai.


Bà bầu nên uống sữa


Trong trường hợp lý tưởng, nghĩa là không bị ốm nghén hoặc ghét ăn, một chế độ ăn uống cân bằng là tất cả những gì một bà mẹ cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Nhưng trong thực tế, việc bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ giúp đảm bảo rằng bạn nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.


Hãy đảm bảo loại vitamin mà bạn chọn có chứa acid folic (Bạn cần 400mcg acid folic trước khi mang thai và trong giai đoạn đầu thai kỳ, giai đoạn sau đó cần ít nhất 600mcg). Sự thiếu hụt loại vitamin B này sẽ gây nên các dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh (neural tube birth defects – NTDs) ví dụ như nứt đốt sống.


Ngày nay các nhà khoa học tin rằng có một chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể giúp ngăn ngừa NTDs là Cholin. Cơ thể bạn cần 450mg Cholin mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Do hầu hết các loại vitamin cho bà bầu không chứa chất này, vì vậy bạn phải bổ sung nó từ thức ăn. Cholin có trong các thự phẩm như lòng đỏ trứng hay thịt bò nạc,..


Trong giai đoạn sau của thời kỳ mang thai, bầ bầu cần bổ sung thêm sắt và canxi để đảm bảo rằng cơ thể bạn có đầy đủ các khoáng chất quan trọng này. Nhiều chuyên gia cũng khuyên bạn nên bổ sung vitamin D trong suốt thai kỳ.


Những phụ nữ ăn chay hoàn toàn hay những người có vấn đề về sức khỏe ví dụ như mắc bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, cũng như những phụ nữ sinh con nhẹ cân trước đó, nên thảo luận với bác sỹ để bổ sung những chất dinh dưỡng cơ thể cần. Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể giúp bạn thiết lập những chế độ ăn uống đặc biệt trong các trường hợp này.


Nếu bạn gặp khó khăn khi uống hoặc nuốt trôi xuống bụng các vitamin dạng viên, hãy tìm vitamin ở dạng viên nhai hoặc dạng bột có thể hòa tan với nước. Bạn nên nhớ rằng, không phải trong trường hợp nào uống nhiều hơn cũng là tốt hơn:


Không dùng loại liều lượng lớn (megadoses) của bất kỳ loại vitamin tổng hợp, vitamin đơn thành phần, khoáng chất, hay thảo dược bổ sung nào mà không có chỉ định của bác sỹ, nó có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.


Không được ăn kiêng trong thời gian mang thai. Ăn kiêng trong thời gian mang thai sẽ có khả năng gây nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Nhiều chế độ giảm cân hướng dẫn cho bạn cách nạp ít không chỉ lượng calo, mà còn ít các chất sắt, acid folic, các vitamin và khoáng chất quan trọng khác.



5. Theo dõi cân nặng khi mang thai


Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực nhất của một thai phụ khỏe mạnh. Những phụ nữ ăn uống tốt và đạt được cân nặng phù hợp sẽ có khả năng sinh được những em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu bạn đang ăn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng và tăng cân từ từ, hãy bình tĩnh vì bạn sẽ tăng nhiều cân hơn trong tương lai. Bạn nên nhớ rằng mình đang ăn cho hai người.


Nên tăng cân một cách từ từ


Khi ước lượng số cân nặng tăng thêm khi mang bầu, một việc cũng quan trọng là tính tổng số cân nặng của bạn. Bạn chỉ nên tăng ít cân trong ba tháng đầu (khoảng 0,5 đến 2,5 kg) và tăng dần dần mỗi tuần khoảng 0,5kg trong sáu tháng tiếp.


Hãy nói chuyện với bác sỹ ngay khi bắt đầu có thai nếu bạn mang thai đôi hoặc bị thiếu cân hay thừa cân, để họ có thể đưa ra lời khuyên về tốc độ tăng cân riêng cho trường hợp của bạn.


Ví dụ nếu bạn đang thừa cân, trong sáu tháng sau của thai kỳ, mục tiêu mỗi tuần của bạn có thể sẽ chỉ cần tăng 0.25kg hơn là tăng 0,5kg. Nếu mang thai đôi bạn sẽ cần tăng nhiều hơn so với số cân khuyến cáo cho những bà mẹ mang thai một em bé.


6. Ăn thường xuyên và ăn nhiều bữa nhỏ khi bạn thấy thèm


Thức an cho bà bầuThức an cho bà bầu



Thật tốt khi bạn ghi lại lịch ăn uống trong khi mang thai. Nếu bạn bị buồn nôn, ghét thức ăn, ợ nóng, hoặc khó tiêu, điều này sẽ làm bạn thấy không thích những bữa ăn đầy đủ bình thường, hãy cố gắng ăn thành năm hay sáu bữa nhỏ rải rác suốt cả ngày. Vì quá trình mang thai và em bé trong bụng ngày càng chèn ép dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, do vậy bụng của bạn sẽ không còn nhiều chỗ trống để chứa những bữa ăn lớn.


Nếu bạn thấy đói cồn cào giữa những bữa chính hãy cứ ăn trước và ăn khi nào cơ thể thấy thèm. Ăn theo cách này sẽ giúp bạn hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình mang thai.


Thích ăn vặt là tốt nhưng phải biết lựa chọn đồ ăn hợp lý. Hạn chế những thức ăn nhanh không bổ dưỡng vì chúng có ít giá trị dinh dưỡng, lại chứa nhiều đường, muối hoặc chất béo.



7. Thỉnh thoảng tự thưởng cho bản thân chút đồ ngọt


Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp và các món tráng miệng có chứa đường không nên là thành phần chính trong các bữa ăn của bạn, tuy nhiên cũng không phải từ bỏ hoàn toàn những đồ ăn yêu thích này chỉ vì bạn đang mang thai. Có một vài món ăn nhẹ thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn nên thử: sinh tố chuối hoặc đá bào làm từ hoa quả không có chất béo.


Đừng tự trách bản thân nếu bạn chẳng may vướng vào sự cám dỗ của đồ ăn. Thỉnh thoảng ăn một vài chiếc bánh quy hoặc một góc bánh ngọt cũng không làm hại bạn hay em bé.



Nguồn: babycenter.com



Bà bầu nên ăn gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét